2.3. Đúc thỏi hợp kimm
Đã sử dụng công nghệ đúc ở nhiệt độ thấp, có nghĩa là để hợp kim lỏng trong chén, hạ nhiệt lò, sau đó mới đúc vào khuôn. Như mẻ M43 ra lò ở nhiệt độ cao và hạ nhiệt xuống dưới 1400°C để đúc đã đạt được kết quả tốt nhất (xem hình 3 và bảng 3).
Bảng 3
Hình 3 Khuôn và thỏi hợp kim đúc
Bảng 3 cho thấy mẻ M31 có sử dụng phương pháp rút thỏi bằng ống thạch anh rất thuận lợi cho thao tác và tạo kết tinh đồng đều, nhưng vẫn cần có thêm số liệu nghiên cứu bổ xung.
2.4. Nhiệt luyện hợp kim
Mục đích của lựa chọn công nghệ nhiệt luyện là ổn định tổ chức và độ hạt thích hợp cho quá trình gia công tiếp sau. Do cấu trúc nền sẽ phản ánh màu bề mặt hợp kim, nên phải nhiệt luyện để đạt cấu trúc bề mặt sáng trắng, (xem bảng 4).
TT | Mẻ | Nguội tự nhiên |
Nguội trong khuôn |
Nguội trong dòng nước |
Gia công mài cắt |
1 | M24 | x | – | x | x |
2 | M25 | x | – | x | x |
3 | M26 | – | x | – | x |
4 | M27 | – | – | x | x |
5 | M31 | x | – | x | x |
6 | M43 | – | – | x | – |
Bảng 4. Kết quả gia công nhiệt luyện các mẫu hợp kim
Các hợp kim nha khoa, đặc biệt là hợp kim hệ Ni-Cr-Mo-Ti nếu được làm nguội trong dòng nước sẽ chuyển hoá bề mặt sáng dần lên. Mẻ M43 không phải khuấy, không có gạt xỉ, chỉ làm nguội trong dòng nước vẫn đạt bề mặt đẹp.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Lựa chọn công nghệ
Trên cơ sở 24 mẻ luyện và đúc thỏi đã đúc khuôn xáp và bọc nung cầu răng sứ ở 1200°C trong lò múp tự động. Sau thực nghiệm hợp kim đã sáng, trắng, bám sứ chắc (xem hình 4 và bảng 5).
Hình 4 Các mẫu hợp kim nha khoa sau đúc mẫu chảy (khuôn xáp) và đúc răng sứ
Bảng 5. Hợp kim đúc mẫu chảy và răng sứ
Công nghệ mẻ luyện M43 đã được chọn để hoàn thiện, trong khi mẻ luyện M27 khi bọc sứ và nung cho bề mặt hợp kim vẫn bị xám, không đẹp.