22

Sự chuyển hoá động năng của lõi đạn có tính cắt đoạn nhiệt khi xuyên mục tiêu

   Về mặt lý thuyết, tổng ba phần năng lượng tiêu hao nêu trên bằng động năng của lõi xuyên ở thời điểm bắt đầu tiếp cận mục tiêu, tức là:

 Công thức 2

(2)

3.1. Năng lượng biến dạng dẻo và phá huỷ mục tiêu W1

   Năng lượng này gồm 2 thành phần:

W1 = W11 + W12 (3)

   W11 là phần cơ năng gây biến dạng mục tiêu trên đường đi của lõi đạn. Qua khảo sát thực tế bề mặt vết của lõi đạn để lại trong mục tiêu khi nó đi qua (hình 1) suy ra, phần mục tiêu bị phá huỷ có thể chủ yếu là do nóng chảy hoặc hoá khí. ảnh SEM của mẫu mục tiêu sau khi lõi đạn đi qua cho thấy, tổ chức phần kề sát vết đạn đi qua (hình 2a) hầu như không khác lắm so với phần còn lại (hình 2b). Như vậy, có thể coi phần còn lại của mục tiêu không bị biến dạng đáng kể, tức là W11 0.

loidanxuyen1

Hình 2: ảnh SEM của mẫu mục tiêu sau khi lõi đạn đi qua

   W12 là phần cơ năng được chuyển hoá thành nhiệt năng để nung nóng và phá huỷ mục tiêu. Về phương diện hoá lý, năng lượng này gồm 2 thành phần [2]:

W12 = W121 + W122

(4)

   Trong đó: W121 – nhiệt lượng cho nâng nhiệt độ mục tiêu từ T1m lên T2m được tính như sau:

W121 = Mm.Cm.(T2m – T1m)

(5)

   Trong đó:

Mm – khối lượng còn lại của mục tiêu,
Cm – nhiệt dung riêng trung bình của vật liệu mục tiêu,
T1m và T2m – nhiệt độ của mục tiêu trước và sau khi lõi đạn đi qua.
W122– nhiệt lượng hoá lỏng hoàn toàn phần khối lượng của mục tiêu mà lõi đạn đi qua.

  Để đơn giản, W122 được tính theo công thức thực nghiệm sau:

 Công thức 6

(6)

   Trong đó:

Pm – khối lượng riêng của vật liệu mục tiêu (kg/m3),
d – đường kính trung bình của lõi xuyên (m),
l – quãng đường đi của lõi xuyên trong mục tiêu (m),
λm – nhiệt lượng làm nóng chảy hoàn toàn một đơn vị khối lượng vật liệu mục tiêu (J/kg).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *