3.2. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất thu hồi hợp kim
Hợp kim hệ Al-Si: chọn thời gian nấu luyện (15÷20) phút một mẻ với khối lượng mẻ nấu là 400g. Kết quả (hình 5) cho thấy hiệu suất thu hồi kim loại đạt (97,5÷98,0)%, hiệu suất thu hồi Si đạt 97,0%.
Hợp kim hàn nhôm hệ Zn-Cu-Mn-Al ( ПЦAM65A): khối lượng mẻ nấu 600g, phối liệu tính toán theo tỷ lệ các nguyên tố Cu, Zn, Mn có trong hợp kim.
Thành phần hoá học của hợp kim thu được nằm trong khoảng dự kiến như sau:
Cu: (14,0÷5,0)% ;
Mn: (0,60÷0,70)%
Zn: (65,0÷66,0)% ;
Al: (18,5÷19,0)%.
Thời gian 20phút cho hiệu quả thu hồi 98,5% (hình 6).
Hợp kim hàn nhôm hệ Al-20Zn. Hợp kim Al-Zn (20%Zn) có nhiệt độ nấu luyện ở 700°C, thời gian nấu luyện tối ưu là 15 phút (hình 7).
Hình 7. ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất thu hồi hợp kim (Hệ Al-20Zn)
Từ kết quả nghiên cứu các mẻ hợp kim nhỏ đã tiến hành thí nghiệm nấu luyện mẻ lớn trên lò cảm ứng trung tần. Khối lượng mỗi mẻ là 20kg, hợp kim đúc thỏi Φ(50 ÷ 52)mm với chiều dài l = 300mm. Đã nấu các hợp kim sau: hợp kim Al-Si (5%Si), hợp kim Al-Si (11,0% ÷ 13,0% Si), hợp kim Al-Cu- Si mác П35A, hợp kim ПЦAM-65 và hợp kim П575A.
Thấy rằng hợp kim hàn nhôm hệ Al-Si, Al-Zn, ПЦAM-65 có khả năng kéo dây tốt. Còn hợp kim 35A, Al-14Cu-7Si hơi giòn, khả năng kéo dây thấp, cần có những nghiên cứu tiếp tục về biến tính, hợp kim hoá.
Từ các nghiên cứu trên đã thiết lập quá trình sản xuất hợp kim hàn nhôm theo sơ đồ công nghệ hình 8.
Hình 8: Sơ đồ công nghệ sản xuất hợp kim hàn nhôm
4. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và sản xuất thử qui mô lớn đã rút ra các kết luận:
1. Đã sản xuất bốn loại hợp kim hàn nhôm:
– Hệ Al-Si (5 và 12% Si) với nhiệt độ nấu luyện: (650÷700) °C, thời gian nấu luyện: (15÷20) phút.
– Hệ Al-Zn với nhiệt độ nấu luyện: 700°C và thời gian nấu luyện: 15 phút.
– Hệ Al-Cu-Si với nhiệt độ nấu luyện: (650÷700) °C và thời gian nấu luyện: (15÷20) phút.
– Hệ Al-Zn-Cu-Mn với nhiệt độ nấu luyện: 500°C và thời gian nấu luyện: 20 phút.
2. Đã thiết lập sơ đồ công nghệ nấu luyện các hợp kim hàn nhôm có thể áp dụng cho thực tiễn.
[symple_box color=”gray” text_align=”left” width=”100%” float=”none”]
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
- Trương Công Đạt, Kỹ thuật hàn, NXB Thanh niên, HN, 1999.
- Handbook, Vol 1: Fundamentals of Materials, Edited by Dr.Ing. Catrin Kammer, First Edition,1999.
- Электроды, Каталог, Cправочник, том второй, Киев, 2000.
- А.М. Китаев, Я.А. Китаев, Справочная книга сварщика, Москва, Машиностроение, 1985.
- Г.Л. Петров, Сварочные материалы, Издательство Машиностроение,Ленинград, 1972.
- М.В.Мальцев, Металлография промышленных цветных металлов и сплавов, Издательство Металлугрия, Москва, 1970.
- Металловедение алюминли и его сплавов, Металлугрия, Мockba., 1970.
[/symple_box][symple_clear_floats]