3.3. Ủ khử ứng suất
Để khử ứng suất dư, cần tính toán quá trình gia công biến dạng với các bước hợp lý và từng giai đoạn có ủ khử ứng suất. Đã chọn loại mẫu với ε = 60,1% và ε= 34,4% để ủ. Độ cứng sau khi ủ xác định ở bảng 3.
Thời gian ủ (h) | Mức độ biến dạng ε = 60,1 % | Mức độ biến dạng ε = 34,4 % | ||
Nhiệt độ ủ T = 400°C |
Nhiệt độ ủ T = 600°C |
Nhiệt độ ủ T = 400°C |
Nhiệt độ ủ T = 600°C |
|
0 | 202 | 202 | 162 | 162 |
1 | 116 | 88 | 116 | 91 |
2 | 113 | 82 | 109 | 86 |
3 | 112 | 85 | 105 | 82 |
4 | – | 83 | – | 83 |
8 | – | 83 | – | 83 |
Bảng 3. Độ cứng của các mẫu sau khi ủ kết tinh lại (HB)
Hình 8. Sự thay đổi độ cứng theo thời gian ủ, Tủ: 600°C
Từ bảng 3 đã xác lập được ảnh hưởng của thời gian ủ đến độ cứng của hợp kim LK 75-0,5 (hình 8). Có thể nhận xét như sau:
– Độ cứng của mẫu giảm mạnh sau 1 giờ ủ ở 400 và 600°C.
– Khi ủ ở 600°C độ cứng giảm mạnh hơn ủ ở 400°C, đặc biệt khi tiếp tục tăng thời gian ủ tới 4 giờ và 8 giờ.
– Giá trị độ cứng ủ ở 600°C sau 4 và 8 giờ thay đổi không đáng kể có thể nói giá trị độ cứng đã đạt giá trị ổn định.
[symple_column size=”one-half” position=”first”]
Hình 9. ảnh tổ chức tế vi của hợp kim LK 75-0,5 sau khi ủ kết tinh lại, Tủ = 600°C, τủ = 3 h, x 200
[/symple_column][symple_column size=”one-half” position=”last”]
Hình 10. ảnh tổ chức tế vi của hợp kim LK 75-0,5 sau khi ủ kết tinh lại, Tủ = 600°C, τủ = 4 h, x 200
[/symple_column][symple_clear_floats]
Khi so sánh giá trị độ cứng sau khi ủ đồng đều hoá thành phần và ủ kết tinh lại thấy rằng độ cứng sau khi ủ kết tinh lại cao hơn so với khi ủ đồng đều hoá. Điều này có thể giải thích khi khảo sát tổ chức tế vi. Cho rằng cả hai dạng ủ đều cho trạng thái cân bằng nhưng độ hạt sau khi ủ kết tinh lại (hình 9 và hình 10) nhỏ hơn đáng kể so với khi ủ đồng đều hoá (hình 4) nên độ cứng sau khi ủ kết tinh lại cao hơn khi ủ đồng đều hoá.
4. Kết Luận
Từ các kết quả nghiên cứu khảo sát ở trên có thể kết luận:
– Hợp kim đồng kẽm silic (tương đương LK 75-0,5) do đề tài chế tạo có độ dẻo tốt. Sau khi được ủ đồng đều hoá thích hợp có thể biến dạng tới dưới 80% bằng phương pháp cán nguội.
– Sau quá trình biến dạng dẻo cần tiến hành ủ kết tinh lại ở 600°C để khôi phục độ dẻo.
– Các chế độ xử lý nhiệt và biến dạng đã được tiến hành ở nghiên cứu này có thể sử dụng làm cơ sở định hướng cho việc xác định chế độ công nghệ trong sản xuất loạt lớn hợp kim LK 75- 0,5 phục vụ chế tạo vỏ ống liều các loại đạn pháo.
[symple_box color=”gray” text_align=”left” width=”100%” float=”none”]Tài liệu trích dẫn
- Hợp kim LK 75-0,5, Tiêu chuẩn GOST B16520-70
- Nguyễn Hoành Sơn và các cộng sự, Nghiên cứu công nghệ nấu luyện, đúc hợp kim đồng và thép tạo phôi cho chế tạo vũ khí, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ QP, 2001-2003
- Nguyễn Tài Minh và các cộng sự, Hoàn thiện công nghệ chế tạo vật liệu hợp kim đồng và thép dùng cho chế tạo vũ khí, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ QP, 2005-2006
[/symple_box][symple_clear_floats]