Từ các kết quả thực nghiệm trên, đã xây dựng được phương trình hồi quy (PTHQ) có dạng:
y= 70,948 -7,652.Z1 – 16,701.Z2 + 2,648.Z3 + 1,913.Z1.Z2 – 0,346.Z2.Z3 (2)
Tính phù hợp với thực nghiệm của PTHQ (2) đã được kiểm định thông qua tiêu chuẩn Fisher.
Trong khoảng thực nghiệm, theo PTHQ (2), khi tăng thời gian đông rắn, độ bền của hỗn hợp tăng dần (hình 1). Ngược lại, khi tăng hàm lượng xi măng, nói chung độ bền của hỗn hợp lại giảm (hình 2). Tuy nhiên, khi lượng nước thuỷ tinh đủ cao, thì khi hàm lượng xi măng cao, độ bền của hỗn hợp cũng khá cao dù thời gian đông rắn ngắn (thí nghiệm 7, bảng 2; thí nghiệm 4, bảng 3).
STT | Thời gian đông rắn (Z3), giờ |
Hàm lượng nước thuỷ tinh (Z1), % |
Hàm lượng xi măng (Z2) để hỗn hợp đạt độ bền cao nhất, % |
Độ bền nén của hỗn hợp theo phương trình hồi quy, kG/cm2 |
Độ bền nén của hỗn hợp theo kết quả thực nghiệm, kG/cm2 |
Sai lệch, % |
1 | 6 | 2 | 16,5 | 15,6 | 5,8 | |
2 | 8 | 2 | 8,9 | – | ||
3 | 10 | 6 | 9,6 | – | ||
4 | 12 | 6 | 17,2 | 18,6 | 7,5 | |
5 | 6 | 2 | 26,3 | – | ||
6 | 8 | 2 | 18,7 | 20,1 | 6,9 | |
7 | 10 | 2 | 10,0 | – | ||
8 | 12 | 6 | 18.8 | – | ||
9 | 6 | 2 | 38,1 | 39,3 | 3,8 | |
10 | 8 | 2 | 30,4 | – | ||
11 | 10 | 2 | 22,8 | – | ||
12 | 12 | 6 | 23,5 | – | ||
13 | 6 | 2 | 61,5 | 63,1 | 2,5 | |
14 | 8 | 2 | 53,9 | 52,2 | 3,3 | |
15 | 10 | 2 | 46,2 | – | ||
16 | 12 | 2 | 38,6 | – | ||
17 | 6 | 2 | 108,5 | 112,3 | 3,4 | |
18 | 8 | 2 | 110,6 | – | ||
19 | 10 | 2 | 93,2 | – | ||
20 | 12 | 2 | 85,5 | 81,7 | 4,7 |
Bảng 3. Độ bền nén của hỗn hợp: so sánh lý thuyết và thực nghiệm
Bảng 3 trình bày độ bền cực đại của hỗn hợp khi thời gian đông rắn lần lượt là 1, 6, 12, 24, 48 giờ với hàm lượng nước thuỷ tinh 6, 8, 10, 12% nhận được từ PTHQ (2) và một số kết quả thực nghiệm đối chứng. Các kết quả nhận được cho thấy:
Sai lệch giữa các giá trị về độ bền nén của hỗn hợp được xác định theo PTHQ (2) và thực nghiệm là chấp nhận được (2,5-7,5%).
Khi thời gian đông rắn thay đổi từ 1 đến 48 giờ, độ bền của hỗn hợp luôn bảo đảm đủ cao. Điều này tạo nên tính linh hoạt về thời gian của chu trình công nghệ khi sử dụng hỗn hợp này làm khuôn.
Độ bền của hỗn hợp đạt giá trị cao nhất khi hỗn hợp chứa 6-8% nước thuỷ tinh, 2% xi măng
4. Kết luận
Hỗn hợp khuôn cát – nước thủy tinh tự động cứng có độ bền nén phụ thuộc chủ yếu vào thành phần và thời gian đông rắn. Độ bền cao đạt được với hỗn hợp (6-8)% nước thủy tinh + 2% xi măng và thời gian đông rắn (1-48) giờ.
[symple_box color=”gray” text_align=”left” width=”100%” float=”none”]
Tài liệu tham khảo
- Đinh Quảng Năng, Vật liệu làm khuôn cát, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2003
- Nguyễn Ngọc Hà, Các phương pháp và công nghệ đúc đặc biệt, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2006
- Các địa chỉ Web:
– “http://www.freepatentonline.com” www.freepatentonline.com
– “http://www.waterglass.co.uk” www.waterglass.co.uk
– “http://www.jscast.com.cn” www.jscast.com.cn
– “http://www.itc-cera.com.jp” www.itc-cera.com.jp
– “http://www.castingsnet.com” www.castingsnet.com
– “http://www.wikipedia.com” www.wikipedia.com
[/symple_box][symple_clear_floats]